PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỜNG THÀNH
Video hướng dẫn Đăng nhập

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 5

CHỦ ĐỀ: KỈ NIỆM 125 NĂM NGÀY SINH NHẬT BÁC 19/5/1890 – 19/5/2015

      Kính chào các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

       Đối với mỗi người dân Việt Nam chúng ta, mỗi khi nhắc đến hai tiếng thiêng liêng “Bác Hồ” thì có lẽ không ai lại không khỏi xúc động, lòng dâng trào những cảm giác khó tả. Thứ tình cảm ấy giống như một mạch nước ngầm thẩm thấu chân thành đến tận cùng những tâm hồn xa. Trong cuộc đời của mỗi người không thể thiếu những cuốn sách gối đầu giường, những cuốn sách đi suốt theo năm tháng và trở thành tấm gương soi chiếu vào mọi ý nghĩ, mọi việc làm, góp phần hình thành nên nhân cách.

       “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng là một trong những cuốn sách như vậy đối với nhiều người. Với cuốn “Búp sen xanh” nhà văn Sơn Tùng đã dựng lên hình tượng Bác Hồ từ khi được sinh ra đến khi rời bến nhà Rồng, đi tìm đường cứu nước, đã để lại dấu ấn cho biết bao tâm hồn. Nhà văn Sơn Tùng đã viết hàng trăm tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngòi bút rất đỗi bình dị, những tác phẩm của ông đem lại cho chúng ta cái nhìn toàn diện về một con người, một cốt cách, một tấm lòng cao cả. Tuy nhiên “Búp sen xanh” vẫn là tác phẩm tiêu biểu, thành công, được rất nhiều độc giả quan tâm đến. Vì sao vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để lí giải điều này. Cuốn tiểu thuyết “Búp sen xanh” là tác phẩm chọn lọc dành cho thiếu nhi, nhưng có rất nhiều độc giả thuộc lứa tuổi khác nhau, tầng lớp khác nhau vẫn tìm đọc cuốn sách này với niềm đam mê riêng: có người đọc để nghiên cứu, người đọc để học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, người tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác...

        Trong lời tựa đầy ngắn gọn, hàm súc, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Ở đây tiểu thuyết và lịch sử có gặp nhau hay không? Vấn đề này các đồng chí hoạt động trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật và nói chung tất cả chúng ta đều suy nghĩ để có thái độ. Song ở đây cũng vậy, lời nói có trọng lượng rất lớn thuộc về người đọc, nghĩa là nhân dân.” Câu nói này khiến cho những ai đã từng đọc cuốn tiểu thuyết cũng đều trăn trở, suy nghĩ. Riêng với bản thân tôi, cái cảm xúc đi từ trang sách đầu tiên cho đến khi gấp lại cuốn sách đó là một cảm xúc trong sáng, một tình cảm thiêng liêng đối với Bác Hồ. Một tác phẩm hay, có giá trị là một tác phẩm phải được nung nóng trong lò lửa ấy là sự thử thách qua thời gian và có tầm quan trọng với độc giả, và "Búp sen xanh” là một cuốn tiểu thuyết như vậy.

       Trang bìa cuối cuốn sách có in một lời đề từ ngắn gọn của nhà văn: “ Các bậc thiên tài không có sẵn. Chính truyền thống gia đình, quê hương là khởi thủy tạo nên những tính cách đầu tiên của mỗi con người và đi vào đời...” Phải chăng nhà văn đã nhận thức rõ ràng giữa con người và truyền thống lịch sử có mối quan hệ mật thiết để rồi miêu tả rất thành công một tính cách, một cốt cách lạc quan yêu đời, từ thời thơ ấu đến thời niên thiếu của chủ tịch Hồ Chí Minh. Để từ những lời văn rất bình dị ấy, ta nhận ra một con người hết sức giản dị nhưng thật cao cả biết bao. Ta không thể quên được những lời thoại rất dí dỏm của cậu bé Côn, sự tinh nghịch, sự thông minh, ham học hỏi của một đứa trẻ khiến người đọc thích thú; sự thông cảm với những kiếp người ăn xin nghèo khổ, sự trăn trở đau đáu khi nhìn thấy cảnh nước mất nhà tan khiến độc giả rơi nước mắt; cho đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước đúng đắn... Đọc từng trang sách Búp sen xanh”, tôi như hình dung ra bóng hình của Bác. Làng Sen, gia đình chính là cái nôi để nuôi lớn tâm hồn Bác, nó cũng là ngọn nguồn để hình thành lên nhân cách vĩ nhân:

                            “ Trong đầm gì đẹp bằng sen

                              Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

                              Nhị vàng bông trắng lá xanh

                              Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

        Đọc cuốn sách người ta không chỉ thấy Nguyễn Tất Thành là kết tinh của một nền văn hóa mà còn thấy rõ lớp người trước, lớp người sau và những khát vọng cuộn sóng của cả một dân tộc đang dò dẫm đi tìm con đường giải phóng cho chính mình. Và có lẽ một băn khoăn lớn nhất của độc giả khi đọc đoạn cuối tác phẩm là khi xuất hiện hình tượng người con gái Sài Gòn có tên Út Huệ. Với những tình tiết hấp dẫn như vậy, tại sao chúng ta lại không một lần đọc và cảm nhận “Búp sen xanh” của Sơn Tùng. Điều đặc biệt là cuốn sách không chỉ được các em nhỏ đón nhận, mà cả người lớn, những người ở tầng lớp khác nhau từ người dân bình thường đến những trí thức, những nhà khoa học, những nhà cách mạng có tên tuổi nhiệt liệt hoan nghênh. Những năm gần đây, “Búp sen xanh” được đưa vào tủ sách vàng của nhà xuất bản Kim Đồng, được tái bản một năm vài ba lần. “Búp sen xanh” cũng được dịch sang tiếng Anh và in song ngữ. Ở hầu khắp các hiệu sách từ Bắc đến Nam, những trung tâm du lịch văn hóa, những khu di tích Bác Hồ bao giờ cũng có sách “Búp sen xanh” bày bán như một món quà thiêng liêng để làm lưu niệm. Chưa bao giờ mà một cuốn sách văn học lại trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều nghệ sỹ và nhà nghiên cứu đến thế. Trước hết, nó được tác giả chuyển thể thành kịch bản “Cuộc chia ly trên bến nhà Rồng”, rồi được sản xuất thành phim truyện “Hẹn gặp lại Sài Gòn” do nghệ sỹ Long Vân làm đạo diễn.Tác phẩm này trở thành một bộ phim lịch sử hoành tráng trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật Bác, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt nhân dân Việt Nam trao tặng cho nhân dân Ấn Độ. Cũng dịp đó, họa sỹ Lê Lam đã chuyển “Búp sen xanh” thành truyện tranh mang tên “Từ làng Sen”. Cuốn truyện tranh này khá nổi tiếng và được nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành với 6 thứ tiếng: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Trung Quốc, Lào.

      “Búp sen xanh” lại được nghệ sỹ - nhà nghiên cứu Mịch Quang đưa lên sân khấu tuồng với tên gọi “Cậu bé làng Sen”. Nhạc sỹ Thuận Yến thì có lần nói rằng chính “Búp sen xanh” đã là nguồn tư liệu và khởi nguồn của cảm hứng để ông viết nên ca khúc nổi tiếng “Miền Trung nhớ Bác”. Hiện nay đã có 7 tác giả chuyển thành truyện thơ với nhiều tên gọi khác nhau. Trong số đó có 4 cuốn đã xuất bản là: “Diễn ca Búp sen xanh” (tác giả Lê Xuân Hãng); “Nhụy vàng hương sen” (tác giả Hoàng Trang); “Ngó sen” (tác giả Đức Thục);  “Hương sen” (tác giả Hồ Nam).

         Có thể khẳng định rằng cuốn sách là một trong những món quà thiêng liêng nhất mà Sơn Tùng nói riêng, người dân Việt Nam nói chung kính lên Bác Hồ. Trải qua bao nhiêu năm mà cuốn tiểu thuyết Búp sen xanh” vẫn giữ nguyên những vẻ đẹp, giá trị đích thực của nó, bởi lẽ ở đó có một cốt cách, một tâm hồn cao cả, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Chính vì lẽ đó mà bây giờ nhân dân ta đều bình chọn hoa sen là là quốc hoa -  bởi nó gắn liền với Hồ Chủ tịch kính yêu! Và trong cuộc đời của mình, các bạn đừng quên đọc cuốn sách đầy ý nghĩa này nhé!


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cuốn sách An toàn giao thông này sẽ là những điều chỉ dẫn bổ ích, những hình ảnh đúng cần theo và hình ảnh sai cần tránh, để giúp các em biết cách đi đường theo đúng Luật quy định. ... Cập nhật lúc : 16 giờ 39 phút - Ngày 30 tháng 9 năm 2019
Xem chi tiết
Cuốn "Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng cách mạng cho đời sau”, tiến sĩ Trần Quy Nhơn đã làm rõ tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò thế hệ trẻ trong tiến trình cách mạng của dân tộc; về mục ... Cập nhật lúc : 15 giờ 48 phút - Ngày 7 tháng 5 năm 2019
Xem chi tiết
Ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ van ... Cập nhật lúc : 15 giờ 43 phút - Ngày 7 tháng 5 năm 2019
Xem chi tiết
Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là một sự kiện lịch sử trọng đại của nhân dân Việt Nam mà còn là bước ngoặt có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc ở các ... Cập nhật lúc : 9 giờ 13 phút - Ngày 11 tháng 4 năm 2019
Xem chi tiết
Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm (ngày thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí minh 26/3; ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh 15/5; ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Mi ... Cập nhật lúc : 16 giờ 13 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2019
Xem chi tiết
Được đứng vào hàng ngũ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, được mang trên vai chiếc khăn quàng đỏ là mơ ước của lớp lớp nhi đồng Việt Nam ... Cập nhật lúc : 9 giờ 29 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2019
Xem chi tiết
Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Liên đội và nhà trường tổ chức để tuyên truyền luật giao th ... Cập nhật lúc : 9 giờ 18 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2019
Xem chi tiết
Trường Tiểu Học Trường Thành tổ chức giao lưu “Vẽ tranh và sáng tác truyện tranh thiếu nhi của học sinh Tiểu học với chủ đề Bảo vệ môi trường năm học 2018 - 2019” Nhằm tìm kiếm các kịch bản ... Cập nhật lúc : 9 giờ 52 phút - Ngày 15 tháng 3 năm 2019
Xem chi tiết
Hội giảng, hội học chào mừng kỷ niệm 108 năm ngày QTPN 8/3 và 179 năm ngày K/n Hai Bà Trưng ... Cập nhật lúc : 16 giờ 11 phút - Ngày 14 tháng 3 năm 2019
Xem chi tiết
Toán học có liên hệ mật thiết với thực tiễn và có ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ cũng như trong sản xuất và đời sống. Với vai trò đặc biệt, Toán ... Cập nhật lúc : 15 giờ 33 phút - Ngày 14 tháng 3 năm 2019
Xem chi tiết
123456
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 11 năm 2016.
Thông tư 07/2016 Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ
Công văn 849-BCD PC năm 2016
Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT ngày 5/5/2014 về tăng cường nâng cao hiệu quả giáo ducjcho học sinh
Quyết định 1501/QĐ-TTg về tăng cường giáo dục lí tưởng đạo đức cách mạng
Công văn số 11185//GDTH Hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông
Quyết định 01/2003/QĐ-BGD&ĐT Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông
Thông tư 30 /2014/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá học sinh tiểu học
Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông
Thông tư 14/2007/QĐ-BGD&ĐT quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT quy định Điều lệ trường Tiểu học
Sử dụng sổ gọi tên ghi điểm trong nhà trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Bìa Sáng kiến kinh nghiệm
12