PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỜNG THÀNH
Video hướng dẫn Đăng nhập

Nằm bên đường quốc lộ 5, cách thành phố Hải Dương 15km về phía Bắc, thuộc xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), văn miếu Mao Điền được biết tới là một trong số ít văn miếu hàng tỉnh còn tồn tại ở Việt Nam. Lịch sử của văn miếu bắt đầu từ hơn 500 năm về trước.

Dưới triều vua Lê Thánh Tông, triều đình cho mở thêm một số trường học nữa ngoài trường Quốc Tử Giám ở kinh thành để đẩy mạnh phát triển Nho giáo. Ở xứ Đông (gồm toàn bộ tỉnh Hải Dương, thành phố Hải Phòng, huyện Đông Triều của Quảng Ninh) văn miếu Mao Điền được xây dựng vừa làm nơi thờ các bậc tiên hiền Nho học vừa làm trường thi của vùng.
Từ giữa thế kỷ 15 cho đến khoa thi cuối cùng của nhà Nguyễn, nơi đây trở thành nơi thi hương của vùng trấn Hải Dương. Đặc biệt trong thời Mạc (1527-1593) đã bốn lần tổ chức thi đại khoa ở Mao Điền.
Ngay từ khi mới xây dựng văn miếu Mao Điền đã là một công trình có kiến trúc văn hóa uy nghi, bề thế. Đi trên quốc lộ 5 theo hướng Hải Dương - Hà Nội, ngay từ xa ta đã có thấy Tam quan đồ sộ của văn miếu Mao Điền nằm giữa cánh đồng lúa rộng mênh mông.

 


Công trình Tam quan đồ sộ của văn miếu Mao Điền.Qua Tam quan là cây gạo cổ thụ hơn 200 tuổi in bóng xuống hồ nước xanh mát làm tôn lên vẻ trang nghiêm, tĩnh mịch cho văn miếu. Theo nhân viên của ban quản lý di tích cho biết, tương truyền cây gạo này được trồng vào năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801), thời điểm tái thiết văn miếu trấn Hải Dương.

 

 

Cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi trong khuôn viên văn miếu Mao Điền.Hai bên tả, hữu trước dãy điện thờ chính là lầu chuông Đồng nặng 1042 kg đường kính miệng 115cm, cao 150cm, lầu trống Đại có miệng 150cm, chu vi tang trống 565cm, dài 188cm. Lầu chuông, lầu trống được thiết kế theo phong cách truyền thống hai tầng tám mái toàn bằng gỗ lim, tuy giản dị nhưng lại rất mềm mại, uyển chuyển.
Lầu chuông, lầu trống tuy giản dị nhưng vẫn rất mềm mại uyển chuyển.

 

Dãy nhà chính của văn miếu gồm hai lớp quay về hướng Tây, với 7 gian, mái cong vút, chạm trổ hình rồng, phượng, áp sát vào nhau. Nhà trong thờ Khổng Tử. Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả và đặt bàn thờ và bát nhang công đồng. Hai bên vách treo bảng danh sách 637 vị tiến sĩ quê ở trấn Hải Dương trong thời đại khoa cử Việt Nam.Nhìn vào bảng danh sách đồ sộ ấy ta không khỏi cảm phục tinh thần hiếu học của người dân xứ Đông. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng Đông và Tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu.Dãy nhà chính của khu văn miếu.

Hai di vật cổ nhất của văn miếu Mao Điền được đặt ở dãy nhà ngoài là chiếc lư hương bằng đá trên bàn thờ công đồng và khánh đá từ thời Tây Sơn. Chiếc khánh đá có âm thanh trong trẻo thể hiện trình độ rất cao của người thợ chế tác đá Việt Nam đầu thế kỷ 19, với một bên tai đã vỡ.

Hai chiếc khánh và lư hương bằng đá cổ đang được giữ gìn cẩn thận trong văn miếu.
Khu hậu cung luôn thu hút nhiều người đến để chiêm bái, cầu học hành.

Phía trong hậu cung của văn miếu thờ cả thảy chín bài vị. Chính giữa thờ Khổng Tử, ông tổ của đạo Nho. Lần lượt hai bên là Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phạm Sư Mạnh, Vũ Hữu, Tuệ Tĩnh, Nguyễn Thị Duệ. Trong cách bài trí thờ tự cũng có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Khổng Tử là ông tổ đạo nên được thờ ở chính giữa, bên trái là Chu Văn An, một người thầy mẫu mực trong truyền thống đạo Nho nước ta. Những người còn lại đều là những người con xuất chúng của trấn Hải Dương. Đặc biệt là trạng nguyên Nguyễn Thị Duệ, nữ trạng nguyên duy nhất của nước Việt.Cứ vào tháng 2 âm lịch hàng năm, tỉnh Hải Dương lại tiến hành mở hội văn miếu Mao Điền, để mọi người có thể trở về đây chiêm bái, tưởng nhớ các bậc danh tài và thêm tự hào về truyền thống hiếu học của người nước Việt.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cuốn sách An toàn giao thông này sẽ là những điều chỉ dẫn bổ ích, những hình ảnh đúng cần theo và hình ảnh sai cần tránh, để giúp các em biết cách đi đường theo đúng Luật quy định. ... Cập nhật lúc : 16 giờ 39 phút - Ngày 30 tháng 9 năm 2019
Xem chi tiết
Cuốn "Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng cách mạng cho đời sau”, tiến sĩ Trần Quy Nhơn đã làm rõ tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò thế hệ trẻ trong tiến trình cách mạng của dân tộc; về mục ... Cập nhật lúc : 15 giờ 48 phút - Ngày 7 tháng 5 năm 2019
Xem chi tiết
Ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ van ... Cập nhật lúc : 15 giờ 43 phút - Ngày 7 tháng 5 năm 2019
Xem chi tiết
Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là một sự kiện lịch sử trọng đại của nhân dân Việt Nam mà còn là bước ngoặt có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc ở các ... Cập nhật lúc : 9 giờ 13 phút - Ngày 11 tháng 4 năm 2019
Xem chi tiết
Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm (ngày thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí minh 26/3; ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh 15/5; ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Mi ... Cập nhật lúc : 16 giờ 13 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2019
Xem chi tiết
Được đứng vào hàng ngũ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, được mang trên vai chiếc khăn quàng đỏ là mơ ước của lớp lớp nhi đồng Việt Nam ... Cập nhật lúc : 9 giờ 29 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2019
Xem chi tiết
Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Liên đội và nhà trường tổ chức để tuyên truyền luật giao th ... Cập nhật lúc : 9 giờ 18 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2019
Xem chi tiết
Trường Tiểu Học Trường Thành tổ chức giao lưu “Vẽ tranh và sáng tác truyện tranh thiếu nhi của học sinh Tiểu học với chủ đề Bảo vệ môi trường năm học 2018 - 2019” Nhằm tìm kiếm các kịch bản ... Cập nhật lúc : 9 giờ 52 phút - Ngày 15 tháng 3 năm 2019
Xem chi tiết
Hội giảng, hội học chào mừng kỷ niệm 108 năm ngày QTPN 8/3 và 179 năm ngày K/n Hai Bà Trưng ... Cập nhật lúc : 16 giờ 11 phút - Ngày 14 tháng 3 năm 2019
Xem chi tiết
Toán học có liên hệ mật thiết với thực tiễn và có ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ cũng như trong sản xuất và đời sống. Với vai trò đặc biệt, Toán ... Cập nhật lúc : 15 giờ 33 phút - Ngày 14 tháng 3 năm 2019
Xem chi tiết
123456
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 11 năm 2016.
Thông tư 07/2016 Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ
Công văn 849-BCD PC năm 2016
Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT ngày 5/5/2014 về tăng cường nâng cao hiệu quả giáo ducjcho học sinh
Quyết định 1501/QĐ-TTg về tăng cường giáo dục lí tưởng đạo đức cách mạng
Công văn số 11185//GDTH Hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông
Quyết định 01/2003/QĐ-BGD&ĐT Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông
Thông tư 30 /2014/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá học sinh tiểu học
Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông
Thông tư 14/2007/QĐ-BGD&ĐT quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT quy định Điều lệ trường Tiểu học
Sử dụng sổ gọi tên ghi điểm trong nhà trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Bìa Sáng kiến kinh nghiệm
12